Hủy kết quả đấu giá thuê nhà hàng Thủy Tạ ở Đà Lạt
Ngày 23.1, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết đã tiếp nhận, đưa về cứu hộ một con tê tê Java trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Ông Phạm Đình Nghĩa (ở xã Phú Xuân, H.Nhà Bè) cho biết, tối 21.1, ông phát hiện một động vật có hình dạng lạ đang di chuyển từ bãi đất cỏ mọc rậm rạp phía sau nhà ông ra giữa đường tại khu dân cư. Ông Nghĩa thấy tò mò nên bắt nhốt nó lại. Qua tìm hiểu, biết đây là tê tê, động vật quý hiếm, ông Nghĩa đã báo tin đến Công an xã Phú Xuân (H.Nhà Bè) ngay trong đêm. Ông Nghĩa cũng không rõ nguồn gốc con tê tê từ đâu.Chi cục Kiểm lâm TP.HCM sau đó đến tiếp nhận con tê tê trên từ ông Nghĩa để đưa về chăm sóc, cứu hộ theo quy định. Bước đầu, kiểm lâm xác định đây là tê tê Java, tên khoa học là Manis javanica, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tê tê trên nặng khoảng 4 kg, chưa xác định giới tính. Trước đó, đầu tháng 11.2024, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) thả một con tê tê Java cùng nhiều động vật hoang dã khác gồm: diều đầu nâu, khỉ đuôi dài, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, rùa núi vàng, rùa hộp lưng đen về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về tự nhiên.Đào ao “khủng” cứu vườn cây trái
Chẳng hạn như quán nước ép trái cây của anh Nguyễn Hồng Sơn (34 tuổi), đường Phạm Văn Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM được mở vào tháng 3.2023 và bán liên tục suốt thời gian qua. Với anh Sơn, thời điểm trước tết và bắt đầu mùa nắng nóng được xem như vượt trội về doanh thu.
Việt Nam lên ngôi vô địch tại giải đấu Summoners War Đông Nam Á
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Jeep Grand Cherokee - xe gia đình Mỹ có 'hợp gu' người Việt?
Khởi đầu ngày mới không phải với tin tức hay email, mà là những suy ngẫm từ Osho. Cuốn sách mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, thiền và niềm hạnh phúc, qua đó giúp bạn bắt đầu ngày mới với bình an và thăng hoa.Thay vì chìm vào giấc ngủ trong ánh sáng xanh của màn hình, hãy kết thúc ngày dài với những suy ngẫm của Osho. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm được sự yên tĩnh, chuẩn bị cho một đêm dài thư giãn và giấc ngủ ngon lành. "Có công việc vui nhưng không có công việc dễ dàng" - cuốn sách này khuyến khích bạn nhìn nhận công việc mỗi ngày với thái độ tích cực, giúp bạn tìm thấy giá trị và niềm vui trong công việc, từ đó thay đổi cuộc sống của mình. Cuốn sách này khám phá cách thức giao tiếp và xây dựng mối quan hệ của người Hàn Quốc. Với những lời khuyên thực tế, cuốn sách sẽ giúp bạn trở thành người khéo léo trong giao tiếp, đồng thời hiểu và thấu cảm với người xung quanh. Cuốn sách này đưa ra cách tiếp cận giao tiếp một cách thiện cảm và chân thành theo phong cách Nhật Bản. Qua những tình huống cụ thể và minh họa sinh động, bạn sẽ học được cách quan tâm đúng mức, từ đó cải thiện mối quan hệ và chất lượng cuộc sống.Những cuốn sách này không chỉ là kiến thức, chúng còn là nguồn cảm hứng để bạn sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Hãy để Vanlangbooks cùng bạn khám phá và trải nghiệm hành trình tuyệt vời này.